Cách xử lý nước bằng phèn chua giúp trong nước khẩn cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt
07/05/2022Trong những tình thế cấp bách chưa có nước sạch để sử dụng, áp dụng cách xử lý nước bằng phèn chua là việc cần thiết để đem lại nguồn nước trong phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Vậy xử lý nước bằng phèn chua như thế nào là đúng cách, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách thực hiện bạn nhé!
1. Phèn chua là gì?
Phèn chua là gì?
Phèn chua hay còn được gọi là phèn nhôm hay nhôm sunfat, là một loại muối sunfat kép của kali và nhôm. Phèn chua có công thức hóa học là Al2(SO4)3, tên khoa học gồm: Alumen, Sulfat Alumino Potassicus. Phèn chua có khả năng tan trong nước, không tan trong cồn.
Phèn chua là dạng muối có tinh thể to nhỏ khác nhau, không có màu hoặc màu trắng đục, có vị chua chát. Phèn chua ít tan trong nước lạnh nhưng lại không tan trong cồn, tuy nhiên nó tan nhiều trong nước nóng.
Nhắc tới phèn chua người ta nghĩ nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy phèn chua có độc hại không? Ngoài việc dùng phèn chua để lọc nước phèn gia đình thì trong chế biến thực phẩm, phèn chua có thể được dùng như một chất phụ gia giúp thực phẩm tăng độ trắng, giòn và dai hơn khi chế biến. Nhưng phèn chua là hóa chất được sự cho phép của Bộ Y Tế sử dụng trong thực phẩm. Bạn chỉ cần dùng phèn chua theo liều lượng mà Bộ Y Tế khuyến cáo, thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong đông y, phèn chua khi kết hợp với các vị thuốc khác còn có thể chữa các bệnh không ngờ như: trị nhức đầu biếng ăn do đờm kết, trị lở ngứa, hôi nách, trị bí tiểu, trị phong cấm khẩu, …
2. Cách xử lý nước bằng phèn chua
Người ta còn biết đến phèn chua qua việc dùng nó để lọc nước phèn gia đình. Nó được dùng để làm trong nước cho những vùng bị lũ lụt.
Vào những tháng mùa mưa bão đến gây ra tình trạng lũ lụt ở nhiều địa phương. Do vậy, để người dân có được nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo cho sức khỏe mỗi một cá nhân thì bà con có thể chuẩn bị các bể, xô, chậu để hứng nước mưa dùng để tắm rửa. Để có được nguồn nước sinh hoạt tắm rửa hàng ngày thì người dân có thể chuẩn bị các xô, chậu để hứng nước mưa. Nếu sử dụng để ăn uống thì cần đun sôi và nấu chín trước khi sử dụng.
Với các trường hợp không cho phép, việc lọc nước phèn gia đình sẽ được ưu tiên để thực hiện. Đó là việc dùng hóa chất để khử trùng và làm trong nước trước khi ăn uống. Nếu trường hợp nước mưa hết thì bà con có thể sử dụng nước giếng đào, nước hồ, ao, nước giếng khoan, nhưng cần xử lý để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn để thực hiện biện pháp xử lý nước bằng phèn chua mà bà con có thể áp dụng để dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
Cách xử lý nước bằng phèn chua
2.1. Làm trong nước
Muốn làm trong nước bằng phèn chua bạn thực hiện như sau: Dùng 1 gam phèn chua ( khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Tiếp đó, múc một gáo nước hòa cùng lượng phèn tương đương với thể tích lượng nước cần làm trong. Cho tất cả vào dụng cụ chứa nước rồi khuấy đều, sau khi chờ được 30 phút thì cặn đã lắng hết xuống đáy rồi, bạn gạn phần nước trong phía trên để dùng.
2.2. Khử trùng nước
Sau khi nước đã được làm trong bằng phèn chua, thì cần khử trùng nước trước khi sử dụng cho việc ăn uống. Có 3 cách để khử trùng nước như sau:
Cách 1: Sử dụng thuốc khử trùng Cloramin B hoặc Cloramin T (gồm dạng viên và dạng bột)
- Đối với dạng viên: Cho 1 viên Cloramin B hoặc Cloramin T hòa vào một ca nước, tiếp đó bạn đổ vào thùng nước 25 lít đã được làm trong rồi khuấy đều.
- Đối với dạng bột: Cho 1 gam Cloramin B hoặc Cloramin T 25% vào 100 lít nước đã được làm trong sau đó khuấy đều.
Sau khi khử trùng nước bằng Cloramin B hoặc Cloramin T cần đợi khoảng 30 phút mới dùng cho việc cho ăn uống và tắm rửa. Khi khử trùng nước không được dùng nước lấy trực tiếp ở sông, suối, ao, hồ mà phải dùng nước đã được làm trong trước đó.
Với cách khử trùng này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Thuốc khử trùng phải được cất trữ nơi cẩn thận, để xa tầm với của trẻ em, bảo quản nơi thoáng mát, không dùng thuốc để hết hạn sử dụng
- Nước sau khi khử trùng có thể dùng để nấu ăn hoặc uống trực tiếp
- Đun sôi nước đã khử trùng sau khi uống là cách an toàn nhất
Cách 2: Khử trùng nước bằng phương pháp SODIS
Đây là phương pháp khử trùng nước bằng ánh sáng mặt trời. Lấy nước đã được làm trong rồi đóng vào chai nhựa (chai nhựa có thể dùng rồi và rửa sạch), sau đó đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Có 3 trường hợp khi áp dụng phương pháp này:
- Nếu có nắng liên tục và nhiệt độ ở trên 31 độ C thì sau 6 tiếng là có thể dùng nước này để nấu ăn hoặc uống trực tiếp.
- Nếu trời không có nắng liên tục và nhiệt độ ở mức dưới 31 độ C thì phải phơi nước trong 2 ngày mới được sử dụng.
- Nếu trời không có nắng hoặc nắng mưa thất thường thì cần đun sôi nước sau khi làm trong mới có thể uống.
Cách tốt nhất khi khử trùng nước bằng phương pháp này là phơi các chai nước trên mâm nhôm hoặc phơi trên mái ngói giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều nhất.
Lưu ý: Bạn không được phơi nước trên mái nhà được lợp bằng tranh, nứa, lá,.v.v. do chai nước trắng thường xảy ra hiện tượng hội tụ ánh sáng có thể gây hỏa hoạn.
Cách 3: Khử trùng nước bằng Aquatabs
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 1 xô khoảng 15 lít nước đã được làm trong
- Dùng 1 viên Aquatabs 50mg bỏ vào xô nước rồi để đó, bạn không cần lắc hoặc khuấy, thuốc sẽ tự tan và làm sạch nước. Đợi khoảng 30 phút thì có thể dùng trực tiếp cho ăn uống và sinh hoạt.
Lưu ý: Mặc dù nước được khử trùng bằng Aquatabs ăn uống trực tiếp, tuy nhiên nếu muốn an toàn hơn thì nên đun sôi trước khi uống.
Bài viết trên đây là hướng dẫn của GWS về cách xử lý nước bằng phèn chua để đem lại nguồn nước trong phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân. Thông qua bài viết, hy vọng sẽ có ích đối với người dân, đặc biệt là những bà con sống ở vùng hay bị lũ lụt hoặc chưa có nguồn nước sạch để sử dụng. Chúc bạn thực hiện thành công!