Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước mang tới bệnh tật không ngờ
04/05/2022Ô nhiễm nguồn nước đến nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối ở các địa phương nói riêng và ở trên đất nước Việt Nam nói chung. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người mà nó còn ảnh hưởng đến các sinh vật và nền kinh tế. Vậy có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên?
1. Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nguồn nước tự nhiên tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, mạch nước ngầm, nước biển, … chứa các chất độc hại có hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và các sinh vật khác. Bên cạnh đó, các tính chất về vật lý, hóa học, sinh học của môi trường thay đổi cũng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Những chất độc hại có nước nguồn nước bị ô nhiễm đến từ tự nhiên, trong công nghiệp và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Đây là tác động chính dẫn đến nguồn nước ô nhiễm như hiện nay.
2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước
Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường nước
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung được chia làm 2 phần là: Ô nhiễm môi trường nước tự nhiên và ô nhiễm môi trường nước nhân tạo.
- Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão đưa vào môi trường nước có chất thải bẩn, các sinh vật, vi sinh vật có hại và xác chết của chúng nữa.
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: rác thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hoạt động ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, rửa chân tay, nấu ăn, …
- Ô nhiễm do các khu công nghiệp: chất thải, hóa chất từ các nhà máy,
- Ô nhiễm do các hoạt động sản xuất nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, …
- Ô nhiễm do rác thải y tế: chất thải phát sinh từ các văn phòng bác sĩ, bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, phẫu thuật, …
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước gây ra
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước gây ra
3.1. Hậu quả đối với con người
- Sử dụng nước bị ô nhiễm lâu ngày làm tăng các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh ngoài da. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh về ung thư, dị tật ở trẻ em, …
- Tỷ lệ mắc các bệnh cấp và mạn tính như: viêm da, tiêu hóa, tiêu chảy, ung thư có nguy cơ ngày càng cao.
- Vi khuẩn, ký sinh trùng có trong nguồn nước ô nhiễm chính là các loại là nguyên nhân chính gây nên các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
- Kim loại nặng trong nước ô nhiễm như: titan, sắt, chì, cadimi, asen, thủy ngân, kẽm sẽ gây ra các bệnh đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
- Một bệnh thầm kín của phụ nữ nói chung nữa đó là viêm phụ khoa do ô nhiễm nguồn nước. Việc vệ sinh hàng ngày là điều cần thiết, nhưng nếu vệ sinh bằng nguồn nước đã bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng kín, gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản của phụ nữ.
3.2. Hậu quả đối với sinh vật, thực vật
- Ô nhiễm nguồn nước còn đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, …
- Hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nguồn nước ô nhiễm làm các sinh vật, thực vật chết dần chết mòn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên vốn có.
- Trên những con sông, ao hồ có nguồn nước bị ô nhiễm đã xuất hiện cá, tôm chết, không còn xa lạ với người dân gần đó.
- Động vật sống trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng ngày càng trở nên còi cọc hơn, thậm chí không phát triển được hoặc rất chậm.
3.3. Hậu quả đối với kinh tế
Nước ô nhiễm làm cho sức khỏe con người giảm sút, đi cùng với việc đó là hiệu suất làm việc ngày càng giảm. Hơn nữa, rác thải và nước ô nhiễm bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ quan đô thị. Chính những việc trên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, làm kìm hãm khả năng phát triển của xã hội.
4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Trước vấn đề ô nhiễm nguồn nước như trên, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến với con người và vi sinh vật. Do đó, cần có biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm. Vậy cần thực hiện những biện pháp gì để cải thiện vấn đề trên?
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
4.1. Áp dụng công nghệ xử lý nước thải
Đây là phương pháp để loại bỏ được những vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho gia đình bạn. Ngoài ra, cũng cần sửa chữa lại cơ sở hạ tầng xử lý nước để tránh bị rỉ và bị lỗi. Các bể chứa nước, bể tự hoại ở các hộ gia đình cần đảm bảo để tránh thấm dần vào đất.
4.2. Xử lý rác sinh hoạt đúng cách
Rác thải sinh hoạt gia đình cần được để gọn ở những vật dụng có nắp đội kín, không những hạn chế mùi mà còn thẩm mỹ hơn.
Cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh cho những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, vứt rác thải không đúng nơi quy định.
4.3. Tiết kiệm nước cho gia đình
Để thoát khỏi tình trạng ô nhiễm nguồn nước và nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp để tiết kiệm nguồn nước sinh hoạt. Để tránh lãng phí nước, thì những cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là: tắt vòi nước khi đang đánh răng, không dùng đến nhớ vặn vòi nước lại, khi dùng xong kiểm tra đường ống thường xuyên tránh rò rỉ nước tránh gây lãng phí, …
4.4. Thực hành nông nghiệp xanh
Hướng dẫn người thân thực hiện nông nghiệp xanh bằng việc xây dựng và thực hành kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng dư thừa, đất và nước ngầm. Ngoài ra, cũng cần quản lý lượng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bằng cách sử dụng kỹ thuật quản lý dịch hại, đồng thời kiểm soát dịch hại sinh học. Chính vì vậy sẽ làm giảm được sâu bệnh và không quá phụ thuộc vào hóa chất.
4.5. Bảo vệ nguồn nước
Bảo vệ nguồn nước là việc làm cần thiết và trách nhiệm của mỗi người, mỗi chúng ta cần có nhận thức về nguồn nước ô nhiễm và có ý thức để bảo vệ nguồn nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời căn dặn rằng: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Có nghĩa là mỗi chúng ta, cần phải luôn ý thức được, việc giúp đỡ mọi người, để từ những việc nhỏ mà góp phần bảo vệ đất nước.
Do đó, việc vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, suối, … chính là những cách mà mỗi chúng ta đang bảo vệ nguồn nước mà bất kỳ ai cũng có thể làm được.
Tuy nhiên để bảo vệ nguồn nước được tốt nhất thì chúng ta cần xây dựng chiến lược, cụ thể:
- Chiến lược lâu dài: cung cấp nguồn nước an toàn đã qua xử lý để cải thiện hệ thống vệ sinh
- Chiến lược ngắn hạn: áp dụng phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như đun sôi, lọc nước, …
- Chiến dịch truyền thông: tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng bảo vệ nguồn nước. Áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm ở mỗi doanh nghiệp cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.
Qua đây, chúng ta có thể hiểu nước sạch, không khí trong lành đều là những điều kiện thiết yếu để chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh.
Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. Có được nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng hàng ngày là điều mà ai cũng mong muốn. Giải pháp tiết kiệm và hiệu quả không thể không gọi tên Máy lọc nước. Đây là sản phẩm có thể giải quyết được nguồn nước cho mỗi gia đình, xử lý nguồn nước ô nhiễm để mang đến nguồn nước sạch, hạn chế chất độc hại cho gia đình bạn.
GWS – đơn vị xử lý nước tiên phong, hàng đầu tại Việt Nam chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước. Đặt niềm tin tại đây chắc chắn bạn sẽ yên tâm vì nguồn nước được xử lý một cách tốt nhất, mang lại sự an toàn cho sức khỏe một cách hoàn hảo nhất.
Nếu muốn tham khảo và tìm hiểu thêm về Máy lọc nước GWS – Pentair thì bạn có thể liên hệ qua Hotline: 1800.9459 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất!