Nước cất có uống được không? Sự thật về nước cất có thể bạn chưa biết
29/04/2022Mục lục
Nước cất là nước gì? Quá trình chưng cất như thế nào? Nước cất có uống được không? Muốn biết được câu trả lời chính xác, đừng vội thoát bài viết này. Ở đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
1. Nước cất là nước gì? Có uống được không?
Nước cất là nước gì? Có uống được không?
Nước cất là loại nước được tinh chế qua quá trình chưng cất. Vậy bạn có hiểu chưng cất là gì không? Đây là quá trình đun sôi nước và nước sạch sẽ được ngưng tụ vào một chỗ chứa mới. Qua việc chưng cất này sẽ loại bỏ được tạp chất, khoáng chất cùng các loại nước khác, từ đó thu được nước tinh khiết.
Ngày nay, nước cất được áp dụng trong công việc đòi hỏi nước sạch, không chứa hóa chất. Ví dụ như: bệnh viện, phòng thí nghiệm, trung tâm bảo trì ô tô, bể cá thủy sinh, …
Qua quá trình chưng cất như vậy thì nước cất có uống được không?
Nước cất dường như không có ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe, do đó nước cất hoàn toàn có thể uống được. Khi nước được tinh lọc qua việc chưng cất, nước sẽ sạch và tinh khiết hơn. Mặc dù vị của nó khó uống đối với một số người nhưng nó không có hại, thậm chí có lợi so với những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại nhược điểm là một số khoáng chất thiết yếu trong nước cất sẽ không còn nữa.
Chính vì vậy, uống nước cất hay không vẫn là sự lựa chọn của mỗi người. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh nước cất ảnh hưởng đến sức khỏe và nó tốt hay tệ hơn những loại nước khác.
2. Uống nước cất có lợi ích gì?
Uống nước cất có lợi ích gì?
Uống nước cất cũng đem lại một số lợi ích? Dưới đây là những ưu điểm khi uống nước cất:
2.1. Giúp ngăn ngừa các bệnh do nước gây ra
Nước ô nhiễm hoặc không sạch khi đi vào cơ thể con người rất dễ mang theo vi sinh vật và ký sinh trùng vào cơ thể. Chúng phát triển và bắt đầu vòng đời của chúng trong cơ thể bạn dễ gây ra bệnh tật. Chính vì vậy nguồn nước đưa vào cơ thể cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, nước cất cũng là cách tốt nhất để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Uống nước cất cũng là cách giúp bạn tránh được các bệnh do nước gây ra. Việc chưng cất giúp loại bỏ được mầm bệnh vì các vi khuẩn gây bệnh không thể tồn tại trong quá trình chưng cất.
2.2. Chất gây ô nhiễm được loại bỏ
Florua thường được sử dụng để xử lý nước máy, nó còn được dùng như một thành phần của bể bơi. Ở những thành phố thì đa số dùng kỹ thuật này để xử lý nước trước khi phân phối đến các hộ gia đình. Do đó, nếu uống nước máy có thể gây hại đến cơ thể. Còn trong nước cất thì thường không chứa các kim loại nặng, hóa chất, chất gây ô nhiễm phóng xạ, thuốc trừ sâu.
2.3. Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh do nước không sạch gây ra
Tình trạng dị tật ở trẻ em như khuyết tật chân tay, hở hàm ếch có thể do nguyên nhân nước bị nhiễm nitrat. Còn khi nước bị nhiễm Bari sẽ làm tăng thêm các vấn đề về tim mạch, tăng huyết áp. Nếu bạn không an tâm khi sử dụng nguồn nước hiện tại để uống thì có thể sử dụng nước cất. Đây là một sự lựa chọn hợp lý vì nó không gây ra bệnh tật nào.
3. Nhược điểm khi uống nước cất
Nhược điểm khi uống nước cất
Ngoài những ưu điểm mà nước cất đem lại khi uống thì nó còn một số nhược điểm, cụ thể:
3.1. Nước cất có ít hương vị
Do trong nước cất không có các hóa chất nên hầu như nó không có mùi vị. Còn các loại nước thông thường có khoáng chất của nước nên giữ được mùi vị tươi mát của nước.
3.2. Nước cất làm giảm khoáng chất của cơ thể
Để đảm bảo được sự khỏe mạnh thì cơ thể của chúng ta cần lưu trữ các khoáng chất tự nhiên. Uống nước cất không bổ sung được các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Lý do bởi trong nước cất không chứa bất kỳ khoáng chất hay nguồn dinh dưỡng nào. Chính vì vậy mà làm giảm khoáng chất của cơ thể.
4. Nước cất được sử dụng phổ biến vào việc gì?
Ứng dụng cuả nước cất
Do nước cất đã bị loại bỏ khoáng chất nên nó thường được dùng trong một số việc phổ biến như sau:
- Bàn là hơi nước: nước cất giúp ngăn ngừa sự tích tụ và ăn mòn bên trong bàn ủi, nó có thể bám vào quần áo khi ủi.
- Rau và trái cây đóng hộp: nước cất được sử dụng lúc đóng hộp cho rau và trái cây sẽ giúp rau và trái cây giữ được màu sắc rực rỡ
- Hệ thống làm mát ô tô: Vì không có khoáng chất nên sử dụng an toàn cho hệ thống làm mát của ô tô.
- Sử dụng trong y tế vô trùng: Nước cất có độ tinh khiết nên được sử dụng nhiều trong các phòng khám của bác sĩ và ở bệnh viện. Ví dụ dùng để vệ sinh: dụng cụ y tế, cọ rửa, làm sạch vết thương, súc miệng, điều trị tủy trong nha khoa.
- Một số thiết bị y tế: Sử dụng nước cất cho thiết bị thở, áp lực dương liên tục cho chứng ngưng thở khi ngủ. Vì nước cất ngăn vi khuẩn sinh sôi và máy cũng không tích tụ cặn khoáng.
Vậy là câu hỏi: Nước cất có uống được không? đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên. Mặc dù nước cất có thể uống được nhưng bạn cần bổ sung khoáng chất cần thiết có trong thực phẩm khi sử dụng nước cất nhé!