tap-di-sau-khi-gay-chan

Tập đi sau khi bị gãy chân như thế nào để nhanh bình phục

Gãy chân là loại bệnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Gãy xương sẽ gây ra hiện tượng teo cơ, cứng khớp và giảm chức năng sinh hoạt do phải trải qua một khoảng thời gian bó bột hay sử dụng các dụng cụ chỉnh hình. Do đó, việc vận động, đi lại sau khi gãy chân là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vậy làm thế nào để tập đi sau khi bị gãy chân một cách hiệu quả? Sau đây, hãy cùng Máy lọc nước Pentair-Galaxy tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Tập đi sau khi gãy chân có thật sự cần thiết không?

Gãy xương chân là một trong những loại bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Đó là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của xương ở chân. Có những trường hợp, không chỉ xương mà các cơ, gân, dây chằng cũng bị tổn thương theo. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bó bột hay phải phẫu thuật để nẹp đinh bên trong xương và khâu lại phần mềm bị rách, dập tùy vào từng cấp độ tổn thương.

Trong thời gian cố định xương, bệnh nhân hầu như không có sự vận động ở chỗ bị tổn thương. Cho nên phần xương thường dễ bị mất cảm giác và có biểu hiện teo ở những vị trí này. Vì vậy, sau một thời gian bó bột, việc bệnh nhân phải tự giác, kiên trì chịu đau, phục hồi cử động khớp, tập đi lại, duy trì sức cơ để xương mau liền.

Khi bệnh nhân chăm chỉ từ từ tập đi sau khi gãy chân sẽ giúp cơ tại chỗ gãy nhanh phục hồi và màng xương nhanh chóng phát triển, hai đầu xương gãy dễ bắt liền vào nhau. Tốc độ bình phục hoàn toàn ở người chăm vận động so với người chỉ nằm, ngồi một chỗ có thể tăng lên 1.5-2 lần.

tap-di-sau-khi-gay-chan-1

2. Chọn dụng cụ hỗ trợ tập đi

Trong khoảng thời gian đầu tập đi sau khi bị gãy chân, các loại dụng cụ như nạng, khung tập đi, gậy tập đi… là những dụng cụ không thể thiếu. Nó có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ, giảm lực tác động lên chân bị gãy khi di chuyển, tránh được việc tác động quá mạnh lên phần chân khiến tủy xương bị tổn thương.

Do vậy, các loại dụng cụ nạng hoặc khung tập đi được làm bằng các chất liệu nhẹ như nhôm, inox và có bọc một lớp cao su ở đầu tiếp xúc với mặt đất là một lựa chọn hoàn hảo. Nó đảm bảo cho việc di chuyển của bệnh nhân được nhẹ nhàng, dễ dàng, không mất quá nhiều sức lực và không bị trơn trượt trong quá trình di chuyển.

3. Vậy cách tập đi cho bệnh nhân bị gãy chân như thế nào?

Nạng gỗ là dụng cụ phổ biến nhất để hỗ trợ tập đi khi xương chưa liền. Khi sử dụng, bệnh nhân nên đặt thanh ngang đầu nạng tựa vào bên lồng ngực thay vì tì vào nách.

Bước 1: Đứng thẳng, không khom người, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai vai bằng nhau

Bước 2: Đi dáng thẳng

Bước 3: Bước đi từ từ với 3 điểm tựa. Chú ý không tỳ hoặc tỳ nhẹ lên chân bị gãy.

Bước 3: Dùng mũi nạng tạo thành hình tam giác với chân lành của người bệnh. Đặt nạng với khoảng cách từ 10 – 30 cm, giữ thăng bằng ở đầu nạng, bước chân lành trước rồi bước tiếp chân bị gãy. Kiên trì tập cho đến khi xương đã gần liền vững.

Lưu ý: Trong lúc tập đi, bệnh nhân không nên dùng nạng chống bên chân bị gãy vì có thể làm dáng đi bị xấu ngay, bước lệch sau khi đã hồi phục. Khi xương đã liền lại hẳn, đi đã khá vững, có thể bỏ nạng và tập đi bình thường.

4. Một số bài tập hỗ trợ việc tập đi sau khi bị gãy chân

tap-di-sau-khi-gay-chan-2

Ngoài việc kiên trì tập bước đi sau khi gãy chân, bệnh nhân nên tập thêm một số bài tập ở chân. Điều này giúp cho quá trình bình phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Đầu tiên là Pinball bằng chân. Bài tập này có thể thực hiện trên giường (hoặc trên ghế). Hãy thường xuyên chơi trò bắn bi bằng chân. Người bệnh di chuyển các ngón chân luân phiên về phía cuối bàn chân và về phía mũi, di chuyển từ mắt cá chân (không phải từ ngón chân). Thực hiện động tác này luân phiên với đầu gối thẳng và đầu gối cong. Cố gắng thực hiện chuyển động càng lớn càng tốt. Có thể, bệnh nhân cảm thấy căng ở bắp chân và ở phía sau đầu gối nhưng điều đó là vô hại và thực sự rất tốt.

Tiếp theo, hãy cố gắng uốn cong và duỗi thẳng đầu gối. Điều đó ngăn ngừa độ khô cứng ở khớp đầu gối. Trong bài tập này, kiên trì chịu đau duỗi và uốn cong cho đến khi bạn có thể uốn cong đầu gối hoàn toàn trở lại bình thường.

5. Gãy chân bao lâu đi được?

Ngay sau khi đã liền xương, bệnh nhân gãy chân cũng chưa thể đi lại bình thường được do chân không được vận động và phải cố định trong thời gian dài. Thời gian hồi phục cũng như khả năng đi lại của chân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như:

+ Độ tổn thương như gãy xương kín, rạn xương, ít di lệch thì chân sẽ mau chóng hồi phục và có thể đi lại nhanh và ngược lại.

+ Phương pháp điều trị như đóng đinh, nẹp vít, bó bột,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh gãy xương.

+ Cơ sở thực hiện điều trị gãy xương chân diễn ra chính xác và hiệu quả. Lựa chọn các bệnh viện càng uy tín thì thời gian phục hồi càng được rút ngắn và giảm thiểu biến chứng.

+ Chế độ ăn uống đủ chất, điều độ, nghỉ ngơi đúng mức sẽ giúp xương mau liền và nhanh chóng đi lại được.

+ Tập luyện là yếu tố quan trọng để bệnh nhân sớm đi lại được. Trong quá trình liền xương, người bệnh có thể bắt đầu và chịu khó, kiên trì tập luyện đi lại. Giai đoạn đầu có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ. Sau một thời gian, bệnh nhân nên tập bước đi mà không cần dùng đến dụng cụ hỗ trợ.

Như vậy, tập đi sau khi bị gãy chân là một quá trình lâu dài. Vì vậy, bệnh nhân nên giữ một tinh thần lạc quan, tích cực và kiên trì tập luyện. Bên cạnh đó, hãy lắng nghe những hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc sinh hoạt khoa học. Nếu thực hiện hiệu quả các yếu tố này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn nhất là phương pháp tập luyện đi lạiMáy lọc nước Pentair-Galaxy đã nêu ra.


Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon