Tìm hiểu từ A đến Z ngày lễ cổ truyền ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm, mọi gia đình người Việt đều háo hức chuẩn bị mâm cơm tiễn ông Công, ông Táo về trời. Có thể coi đây là ngày lễ lớn cuối cùng trong năm trước khi bước sang năm mới. Nếu bạn không rõ về nguồn gốc của ngày lễ này, hãy cùng Máy lọc nước Pentair-Galaxy tìm hiểu nhé

1. Nguồn gốc ông Công, ông Táo

Ông Công, ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần trong Lão giáo Trung Quốc là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Tại  Việt Nam, câu chuyện được kể từ xa xưa về “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Dân gian vẫn quen là Táo quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng: ngày xưa có bà Thị Nhi và chồng là Trọng Cao sống với nhau hạnh phúc, nhưng mãi không có con. Vì vậy, lâu dần Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát với Thị Nhi.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, mà Trọng Cao gây chuyện, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà đi đến một xứ khác, sau đó gặp Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau kết nên duyên vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Trọng Cao rời nhà, lên đường tìm kiếm vợ.

Thời gian thấm thoát trôi qua, Trọng Cao không tìm được vợ mà tiền bạc cũng không còn. Cuối cùng, Trọng Cao ăn xin vào đúng làng của Thị Nhi. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất là chồng cũ Trọng Cao của mình. Nàng thương xót, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang từ ngoài trở về. Thị Nhi sợ chồng hiểu lầm mình, nên giấu Trọng Cao vào đống rạ sau vườn. Không may, Phạm Lang châm lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi hốt hoảng, lao mình vào đống lửa cứu chồng cũ ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, dù không hiểu nhưng Phạm Lang cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Ngọc Hoàng thấy 3 người ăn ở với nhau có tình, có nghĩa liền phong cho làm vua bếp trông coi chuyện bếp núc ở nhân gian. Mọi người hay gọi là ông Công, ông Táo. 

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm (ngày Táo Quân lên chầu trời), ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua để Thiên Đình quyết định thưởng phạt phân minh cho tất cả các gia đình.

Người Việt Nam tin rằng “ba vị Thần Táo “định đoạt việc lành, việc tốt cho gia đình là do những việc thiện họ đã làm trong suốt một năm qua. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời một cách đầy đủ, long trọng với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, no đủ trong năm tiếp theo.

Ông Công ông Táo tổ chức 23 tháng Chạp hàng năm.

2. Mâm cúng cần chuẩn bị

Một lễ cúng ông Công, ông Táo truyền thống gồm có:

  • Mũ: Theo truyền thống, mọi người hay cúng hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Ngày nay, nhiều người chỉ cúng một mũ ông Công để tượng trưng.
  • Cá chép: Cá chép tượng trưng cho phương tiện di chuyển lên trời của ông Công, ông Táo. Miền Bắc hay cúng cá chép sống rồi mang ra sông thả, ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng.
  • Áo giấy.
  • Đôi hài bằng giấy.

Nhiều gia đình có trẻ nhỏ, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà mới lớn để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Thả cá chép, tiễn ông Công ông Táo về trời

3. Mâm cỗ cúng cần chuẩn bị

Mâm cúng Ông Công, Ông Táo có thể là lễ chay hay lễ mặn tùy từng gia đình. 

Mâm cúng ông Táo theo truyền thống bao gồm:

  • Thịt heo luộc
  • luộc hoặc quay
  • Rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng tùy vùng
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu…

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản hóa rất nhiều, không còn cầu kỳ như ngày xưa nữa. Gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là được.

Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng. Mâm cúng phải được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo để bày tỏ lòng thành kính.

4. Thời gian làm lễ cúng

Theo ông bà xưa, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, gia chủ thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn thì thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã. Mang cá chép ra ao, hồ, sông, suối… thả để chở ông Táo lên chầu Trời.

Mâm cúng được chuẩn bị đầy đủ các món

5. Những điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo

  • Trước khi đọc văn khấn, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự, thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
  • Đọc văn khấn nghiêm túc, thành tâm, đọc to, rõ ràng, rành mạch.
  • Chỉ cầu Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
  • Không được cúng sau 12 giờ 
  • Để mâm cúng ở nơi trang trọng
  • Không được thả cá chép từ trên cao xuống

Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt vào những ngày cuối năm. Mong muốn mỗi gia đình Việt đều có một năm mới yên ấm, no đủ, tràn đầy hạnh phúc. Thông qua bài viết ” Tìm hiểu từ A đến Z ngày lễ cổ truyền ông Công ông Táo “, Máy lọc nước Pentair- Galaxy hy vọng mỗi bạn đọc hiểu hơn về ngày ông Công  ông Táo trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam.


Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon