10 loại thực phẩm bà bầu nên & không nên ăn trong thai kỳ
30/11/2021Để có một thai kỳ khỏe mạnh, điều mẹ bầu cần chính là chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức về dinh dưỡng. Chế độ ăn sao cho phù hợp, bà bầu có nên ăn món này hay không, món kia liệu có gây nguy hiểm cho con… là những thắc mắc thường gặp của những bà mẹ trẻ.
Máy lọc nước Pentair – Galaxy xin gửi tới các bạn 10 loại thực phẩm bà bầu cần lưu tâm để con phát triển toàn diện, an toàn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
1. Bà bầu nên và không nên ăn những loại thực phẩm gì?
1.1 Bà bầu có nên ăn rau cần?
Rau cần – thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm mỗi gia đình Việt, có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau. Đây là loại rau có chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe, với khả năng trị ho, long đờm, giảm lượng đường hay mỡ thừa trong máu.
Đối với phụ nữ có thai, rau cần là một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Những mẹ bầu có thai tháng đầu khi ăn rau cần sẽ được cung cấp và bổ sung chất xơ. Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ sẽ được bảo vệ khỏi chứng tiền sản giật khi ăn các món có chứa rau cần.
Do đó, để trả lời câu hỏi bà bầu có nên ăn rau cần hay không, bác sĩ khuyên các bà mẹ bầu nên ăn rau cần, tuy nhiên cần ăn với liều lượng vừa và đủ.
1.2 Bà bầu ăn mận bắc được không?
Mận bắc là loại quả rất được các mẹ bầu ưa chuộng bởi vị chua chua, ngọt ngọt thơm ngon. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn băn khoăn bà bầu ăn mận bắc được không?
Câu trả lời là có, mận bắc sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe bà bầu như:
- Bổ sung lượng máu, tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai
- Giúp tiêu hóa dễ dàng hơn
- Giảm đi tình trạng ốm nghén, khó chịu
- Củng cố thị lực trong thai kỳ
Nên lưu ý, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 5 – 7 trái mận một ngày để không gặp tình trạng táo bón, đầy hơi. Hãy gọt vỏ mận bởi lớp vỏ chứa lượng oxi hóa không tốt cho bà bầu. Ngoài ra, bạn không nên chấm muối hoặc muối ớt quá mặn – quá cay nữa nhé!
1.3 Có thai ăn mì tôm được không?
Mì tôm, hay còn được gọi là mì ăn liền, là loại thực phẩm quen thuộc có mặt ở hầu khắp mọi nơi. Nhanh gọn trong chế biến, mang hương vị thơm ngon cùng giá thành rẻ, rất nhiều người lựa chọn mì tôm là một trong những thực phẩm giúp giải quyết bữa ăn sáng và đôi khi là cả bữa trưa hay tối. Mặc dù vậy, trong mì tôm có chứa nhiều chất béo, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe, được các bác sĩ khuyến cáo là không nên sử dụng đều đặn.
Có thai ăn mì tôm được không? Sự thật là, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mì tôm, tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên trần qua mì để loại bỏ chất bảo quản gây nguy hiểm cho sức khỏe
- Bỏ đi các gói gia vị, dầu trong gói mì ăn liền
- Tham khảo bác sĩ chủ trị, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
1.4 Bà bầu ăn mít thường xuyên có tốt không?
Mít là loại trái cây nhiệt đới mang hương vị thơm ngon khó cưỡng lại. Tuy vậy, nhiều bà bầu không dám ăn mít do lời đồn đại mít mang tính nóng, ăn vào dễ sảy thai. Vậy thực chất theo khoa học bà bầu ăn mít có được không?
Với các chuyên gia dinh dưỡng, lời đồn phía trên hoàn toàn vô căn cứ. Mít chứa nhiều vitamin rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường chất xơ cũng như các loại khoáng chất có lợi cho thai kỳ.
Bởi vậy, nếu hỏi mang thai ăn mít được không thì câu trả lời hoàn toàn là có, đặc biệt, bà bầu có thể ăn trong cả 3 giai đoạn thai kỳ mà không lo sợ ảnh hưởng đến con.
1.5 Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn sữa chua?
Chắc hẳn chúng ta đều đã biết, sữa là thực phẩm quan trọng xuyên suốt quá trình thai kỳ. Do đó, sữa chua – thực phẩm được xuất xứ từ sữa bò cũng được bác sĩ khuyên dùng trong thời gian thai nghén.
Tuy nhiên, các bà bầu nên lưu ý: Chỉ được sử dụng sữa chua ít đường hoặc các loại sữa chua không đường được xử lý tiệt trùng 100%. Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn sữa chua vào bữa sáng, sau bữa trưa và ngay trước khi đi ngủ để đảm bảo cơ thể nạp đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết.
1.6 Bà bầu có nên ăn mướp không?
Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có thân nhiệt cao hơn bình thường. Quả mướp chính là “vị cứu tinh” cần thiết cho cơ thể mẹ bầu trong suốt quãng thời gian thai kỳ đó!
Quả mướp mang tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc tố cũng như cơn nóng tích tụ trong người bà bầu. Hơn nữa, mướp còn giúp bổ sung các loại vitamin cực kỳ quan trọng trong quá trình thai nghén như vitamin B, vitamin C, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Bà bầu ăn mướp thường xuyên có thể tránh những bệnh như nhiễm trùng, cảm cúm…
Một lưu ý nhỏ: Mẹ bầu không nên ăn mướp quá 3 bữa trên 1 tuần, bởi nếu ăn quá nhiều mướp sẽ dẫn đến dư thừa chất xơ, đầy bụng, khó tiêu đó! Hãy sử dụng lượng mướp hợp lý trong suốt thai kỳ mẹ nhé!
1.7 Bà bầu có nên ăn gan lợn không?
Gan lợn được đánh giá là một loại thực phẩm bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khi mang thai không nên ăn gan lợn. Liệu nhận định này có chính xác?
Sự thực là, gan lợn có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu biết cách chế biến và sử dụng hợp lý, gan sẽ mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc cho bà bầu và thai nhi. Mặc dù vậy, gan cũng là nơi chứa nhiều độc tố tích tụ từ cơ thể lợn, bao gồm các loại virus, vi khuẩn có hại. Bởi vậy, bà bầu nên hạn chế sử dụng gan lợn nói riêng, cũng như các loại gan động vật, gia cầm nói chung như bò, gà, vịt…
1.8 Bà bầu ăn thịt bò có tốt không?
Bà bầu có nên ăn thịt bò hay không là một câu hỏi được nhiều chị em đặt ra. Có nhiều giả thuyết xoay quanh sự cần thiết của thịt bò trong khẩu phần ăn của mẹ bầu. Theo quan niệm dân gian, khi ăn thịt bò có thể tăng tháng mang thai, sẽ không tốt cho thai kỳ. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thịt bò là loại thực phẩm bổ dưỡng không thể thiếu trong quá trình mang thai.
Theo các chuyên gia, thịt bò sở hữu nhiều vitamin và khoáng chất cực kỳ có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Khi chế biến thịt bò đúng cách sẽ kích thích tế bào não bộ thai nhi, tăng sức đề kháng cho mẹ và em bé. Mẹ bầu hãy “ăn chín – uống sôi”, chế biến thịt bò sao cho chất lượng nhất để tận dụng triệt để lợi ích của loại thực phẩm này nhé!
1.9 Bà bầu có ăn được lá ngải cứu không?
Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc, được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên toàn thế giới. Một trong những món ăn được nhiều bà bầu ưa chuộng chính là trứng rán ngải cứu. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền miệng, có công dụng an thai, dưỡng thần.
Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng ăn lá ngải cứu trong 3 tháng đầu có thể dẫn tới sảy thai. Mặc dù không có minh chứng khoa học cụ thể cho nhận định trên, nhưng các bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá ngải cứu nhé!
1.10 Bà bầu ăn cua đồng có tốt không?
Theo quan niệm dân gian cũng như các thầy thuốc Đông y khuyến cáo, bà bầu không nên ăn cua đồng trong thời gian mang thai 3 tháng đầu.
Cua là loại thủy sản bổ dưỡng, ngon miệng, nhưng khi sử dụng cua đồng để chế biến món ăn cho bà bầu có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai. Từ 5 tháng trở lên, các mẹ bầu có thể bắt đầu sử dụng loại thực phẩm này với điều kiện nấu chín kỹ và không ăn thường xuyên.
Tương tự, có nên cho bà bầu ăn bún riêu cua không cũng là thắc mắc của nhiều đầu bếp trong gia đình. Từ khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn bún riêu cua, tuy nhiên cũng cần ăn trong liều lượng vừa phải và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
2. Một số lưu ý để thai kỳ diễn ra như ý
Trong quá trình mang thai, ngoài việc chuẩn bị hành trang đón con ra đời, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến chu trình dinh dưỡng. Hãy nắm rõ những loại thực phẩm mẹ bầu nên và không nên ăn, cũng như cách chế biến sao cho hợp lý nhất.
Ngoài ra, mẹ bầu cùng người thân nên lưu ý một số tiêu chuẩn chế biến thực phẩm như:
- Bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể: khi mang thai, nhu cầu cung cấp sắt của mẹ bầu rất cao, đặc biệt là trong khoảng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cần chú ý lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất để luôn sẵn sàng “tích trữ” máu cho cơ thể sản sinh năng lượng.
- Luôn quan tâm đến giá trị dinh dưỡng trong món ăn: Nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người nhưng lại không phù hợp trong thời gian thai kỳ. Do đó, hãy luôn để tâm đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Từ đó đưa ra đánh giá, định lượng phù hợp cho cơ thể mẹ.
- Chăm sóc cho vị giác: Mẹ bầu thường hay ốm nghén, mang cảm giác chán ăn, nôn nao trong người. Bởi vậy, việc quan tâm đến hương vị món ăn, giúp thu hút và kích thích vị giác là rất quan trọng. Luôn ăn ngon, ăn đủ bữa và tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ khiến cả mẹ lẫn em bé trong bụng đều khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
- Luôn tham khảo ý kiến chuyên gia: Có nhiều lời đồn đại, truyền miệng dân gian về những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong quãng thời gian mang thai. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị, những người có chuyên môn chứ không nên quá tin vào các quan niệm dân gian chưa được kiểm chứng, có thể dẫn tới nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ.
3. Hãy là một bà bầu khỏe mạnh
Trên đây là 10 loại thực phẩm nhận được nhiều băn khoăn, thắc mắc của các bà bầu, được giải đáp bởi Máy lọc nước Pentair – Galaxy.
Mẹ bầu hãy lưu lại tham khảo trong quá trình dưỡng thai, để thai nhi phát triển và sức khỏe của mẹ cũng được bảo đảm toàn diện nhé!