ba-bau-can-luu-tam

6 điều bà bầu cần lưu tâm trong suốt quãng thời gian thai kỳ

Mang thai là hành trình thiêng liêng, là 9 tháng 10 ngày đầy ý nghĩa không chỉ của riêng mẹ mà của cả gia đình. Để chuẩn bị cho quãng đường thai kỳ trước mắt, bà bầu luôn cần cập nhật những thông tin cần thiết, giúp cho cơ thể cả mẹ lẫn bé luôn khỏe mạnh cho tới ngày lâm bồn.

Máy lọc nước Pentair-Galaxy xin gửi tới mẹ bầu một số lưu ý mẹ nên nắm vững trong thời gian mang thai, để con luôn khỏe, để mẹ luôn vui!

1. Vì sao bà bầu nên nắm vững những lưu ý về sức khỏe trong suốt thời gian thai kỳ?

Với mỗi người phụ nữ, quãng thời gian hoài thai một em bé là giai đoạn cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe. Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm, mẹ cần bảo vệ không chỉ một mà là 2 cơ thể hợp nhất trong mình. Suốt 40 tuần có thai, mẹ bầu cần có trong tay những chú ý quan trọng để thai kỳ diễn ra an toàn, suôn sẻ.

ba-bau-can-luu-tam
Ăn được, ngủ được, tránh sử dụng các loại thực phẩm gây hại, khám thai đầy đủ và an toàn sẽ giúp em bé phát triển một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng, nghiên cứu thêm yoga, yoga cho bà bầu 3 tháng cuối… Khi đã có được bộ kiến thức, thông tin cần thiết để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu sẽ giữ được trạng thái tâm lý tốt.

Có nhiều lý do mà mẹ bầu cần lưu ý đến sức khỏe trong quãng thời gian này, và một trong những lý do quan trọng là để tránh gặp phải những rủi ro nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Chỉ một cơn cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 hay ăn nhầm phải loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, mẹ có thể gặp biến chứng như: Sinh non, sinh con nhẹ cân, thiếu tháng, con mắc bệnh truyền nhiễm từ mẹ, con bị dị tật bẩm sinh do mẹ mắc bệnh…

Nguy hiểm hơn nữa, nếu không chăm sóc sức khỏe cẩn thận, mẹ bầu có thể gặp những tai nạn không mong muốn như sẩy thai, lưu thai… mang tới nỗi đau và ám ảnh về lâu dài, cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Do đó, luôn chú ý tới sức khỏe bà bầu là tiêu chí quan trọng nhất trong thời gian thai kỳ.

2. Những lưu ý dành cho bà bầu để thai kỳ luôn an toàn

Dưới đây là 6 điều bà bầu cần lưu tâm cho một kỳ mang thai nhẹ nhàng, khỏe mạnh:

2.1 Dấu hiệu cảm cúm khi mang thai

Dấu hiệu cảm cúm khi mang thai ở bà bầu không hiếm gặp. Khi mới hình thành thai kỳ, cơ thể mẹ bầu tiếp nhận các thay đổi khác thường khiến hệ thống miễn dịch suy giảm. Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như: ho khan, nhiễm lạnh và cảm cúm.

Một số loại virus cúm đặc biệt nguy hiểm, có thể dẫn tới một số loại dị tật bẩm sinh như:

  • Sứt môi
  • Sinh non, sinh sớm
  • Thai chết lưu

Để phòng ngừa các biến chứng nặng nề, khi gặp các chứng bệnh cảm cúm trong thời gian thai kỳ hay bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4, bà bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ chủ trị để đưa ra phương án đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

ba-bau-can-luu-tam
Một số dấu hiệu cảm cúm khi mang thai của bà bầu bao gồm:

  • Cảm thấy trong người ớn lạnh
  • Đau họng, viêm họng, ho khan, ho có đờm
  • Tịt mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Đau đầu
  • Sốt cao
  • Mệt mỏi kéo dài tới 2 tuần
  • Cơ thể đau nhức

Mẹ bầu hãy quan sát cơ thể, đặc biệt chăm sóc cổ họng và giữ ấm toàn thân, tránh nơi nhiều gió hay thay đổi thời tiết đột ngột… để giảm thiểu khả năng cảm cúm xuống thấp nhất có thể nhé!

2.2 Những loại bánh bà bầu nên ăn

Luôn bổ sung năng lượng để cơ thể mạnh mẽ, tăng sức đề kháng toàn diện! Đặc biệt, luôn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thông qua các món ăn bổ dưỡng được chỉ định cho bà bầu.

Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung năng lượng qua các loại bánh thơm ngon ít đường. Đây là loại thực phẩm ăn vặt hữu hiệu được các bác sĩ khuyên dùng, giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén hiệu quả.

Một lưu ý nho nhỏ là chỉ có một số loại bánh là phù hợp với mẹ bầu. Đặc biệt, mẹ cần ăn các loại bánh ít đường, được làm từ nguyên liệu tự nhiên tốt cho việc mang thai.

ba-bau-can-luu-tam
Những loại bánh bà bầu nên ăn
bao gồm:

  • Bánh quy (cookie): với các nguyên liệu chứa nhiều dinh dưỡng như bột mì, bơ, sữa, sô-cô-la, ngoài ra còn có thể có thêm vừng và mứt hoa quả… Mẹ bầu sẽ được bổ sung năng lượng và đánh tan cơn thèm ăn vặt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn lượng vừa phải nhằm đảm bảo tránh xa tình trạng dư thừa lượng đường hay bệnh tiểu đường thai kỳ…
  • Bánh quế: Là loại bánh giòn giòn, vui miệng, bánh quế còn thu hút mẹ bầu bởi không có quá nhiều tinh bột, dễ dàng ăn cùng nhiều loại trái cây, giúp cân bằng dinh dưỡng, bổ sung chất xơ. Hãy để ý tới lượng đường trong bánh để đảm bảo việc dung nạp ít đường vào cơ thể mẹ nhé!
  • Bánh bao: đây là bữa sáng quen thuộc của người châu Á, nay lại càng phù hợp khi có thể sử dụng cho mẹ bầu. Một chiếc bánh bao nhỏ có thể giúp mẹ bầu đánh tan cơn đói mà vẫn nạp được vào cơ thể lượng dinh dưỡng cực kỳ tiêu chuẩn!

2.3 Yoga cho bà bầu

Liệu bà bầu có nên tập yoga hay không là một câu hỏi mà nhiều chị em vẫn luôn thắc mắc. Sự thật là yoga cực kỳ tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé, đặc biệt là yoga cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ.
ba-bau-can-luu-tam

Tập yoga mang đến nhiều lợi ích trước và sau sinh cho mẹ bầu, trong đó có thể kể đến một số công dụng đặc biệt như:

  • Giảm bớt triệu chứng táo bón, đầy hơi
  • Giảm các cơn đau lưng, sưng tấy
  • Xua tan mệt mỏi
  • Cải thiện tâm trạng, vơi bớt căng thẳng, lo lắng cho các mẹ

Hãy lưu ý chỉ nên tập các bài tập yoga đơn giản, nhẹ nhàng, được thiết kế riêng cho mẹ bầu. Bạn có biết: Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu mẹ bầu là một yoga đó!

2.4 Tư thế ngồi của bà bầu

Tư thế ngồi cũng là một trong những điều quan trọng mẹ bầu nên lưu tâm. Ngồi đúng sẽ giúp hỗ trợ cột sống luôn thẳng, tránh tình trạng vẹo xương sống, cong vênh phần xương hông.
ba-bau-can-luu-tam

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu được các bác sĩ khuyến cáo theo các bước sau nhằm bảo vệ cột sống cũng như thai kỳ của mẹ được diễn ra tốt nhất:

  • Đặt mông cân đối lên ghế
  • Lưng thẳng, tựa vào thành ghế
  • Trong trường hợp ghế rộng hoặc lưng ghế cách quá xa, bạn có thể kê thêm gối ngồi để có tư thế thoải mái nhất

Đối với các mẹ bầu vẫn làm việc tại môi trường công sở trong thời gian thai kỳ, mẹ cần lưu tâm một số điều như:

  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ
  • Nên thường xuyên đứng dậy vận động sau thời gian ngồi làm việc từ 40 – 45 phút

Mẹ bầu làm việc văn phòng thường hay gặp các vấn đề chuột rút hoặc máu huyết khó lưu thông do ngồi máy tính lâu. Bởi vậy, mẹ hãy lưu ý những chỉ dẫn trên để thai kỳ nơi công sở vẫn luôn suôn sẻ nhé!

Một số tư thế ngồi cần tránh khi bầu:

  • Ngồi xổm
  • Ngồi vắt chéo chân
  • Ngồi ghế không có tựa lưng
  • Ngồi gập cả thân người về phía trước
  • Ngồi thõng vai, ngửa vai ra sau

2.5 Tư thế ngủ của bà bầu

Em bé lớn dần trong bụng, mẹ bầu ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm một tư thế ngủ phù hợp, vừa an toàn lại vừa mang tới sự thoải mái. Trong quá trình mang thai, bà bầu thường phải trải qua những cảm giác khó chịu, thường xuyên đau lưng, mỏi gối, khó thở… khiến chất lượng giấc ngủ giảm đi trông thấy.

ba-bau-can-luu-tam
Vậy làm sao để mẹ bầu cải thiện được giấc ngủ, để suốt 9 tháng mang thai mẹ luôn có giấc ngủ ngon?

  • Trong 3 tháng đầu mang thai: khi mới có em bé, bụng chưa nhô nhiều, mẹ bầu có thể ngủ tùy theo thói quen để cơ thể luôn thoải mái. Tuy nhiên, với các mẹ bầu có thói quen ngủ sấp hoặc ôm gối khi ngủ thì nên thay đổi ngay bởi đây là một tư thế không an toàn cho thai nhi đâu nhé.
  • Tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa: 3 tháng tiếp theo, mẹ bầu đã không còn những cơn ốm nghén dữ dội. Nhưng đây cũng là thời điểm tử cung bắt đầu mở rộng, cơ hoành hạn chế. Điều này dẫn tới hơi thở bà bầu ngắn hơn, hay gặp ợ nóng thai kỳ hoặc gặp những cơn mộng mị kéo dài. Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần gối đầu cao, nằm nghiêng về bên trái nhằm ngăn cản cơn trào ngược axit từ dạ dày, đồng thời giảm áp lực thai kỳ khi đặt nhẹ một chiếc gối giữa bụng.
  • Bà bầu 3 tháng cuối cần ngủ như nào: đây là giai đoạn quan trọng và cũng là thời điểm bà bầu cảm thấy khó ngủ nhất bởi cân nặng, chuột rút chân cũng như căng thẳng… Mẹ bầu những tháng này cần lưu ý tiếp tục ngủ nghiêng về bên trái giúp tuần hoàn máu diễn ra đều đặn nhé!

2.6 Một số lưu ý khác

Dưới đây là một số điều bà bầu nên lưu ý trong thời điểm mang thai:

  • Không nên sơn móng tay, móng chân: mặc dù nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ rất cao, nhưng mẹ bầu nên tránh sơn móng bởi chất sơn gây hại cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi đó!
  • Tránh làm việc quá sức: khi nhận được tin vui có một em bé đang lớn dần trong bụng cũng là lúc mẹ bầu cần sắp xếp công việc, giảm bớt những công việc nặng nhọc, gây căng thẳng thần kinh.
  • Luôn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chủ trị cho phép: hãy luôn bảo vệ sức khỏe của bản thân và của em bé bằng việc tăng cường sức đề kháng, và đặc biệt không dùng thuốc thiếu hướng dẫn mẹ bầu nhé!
  • Theo dõi cân nặng của cả mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ: hãy luôn theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Không ngần ngại đặt ra những câu hỏi cho bác sĩ như bé 32 tuần nặng bao nhiêu, liệu cân nặng của con như vậy là đã ổn chưa… để từ đó xây dựng lộ trình dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và con.
    ba-bau-can-luu-tam

3. Bà bầu nên làm gì để luôn mạnh khỏe, tươi vui?

Một bà bầu có tâm lý thoải mái, tư tưởng cấp tiến, sẵn sàng đón chờ thai nhi sẽ khiến thai kỳ diễn ra suôn sẻ nhất! Mẹ bầu hãy luôn giữ vững tinh thần, luôn sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân và chăm chỉ tham khảo thông tin từ bác sĩ cũng như những nguồn tin chính thống để cơ thể mạnh khỏe nhé!

Hy vọng bài viết trên đây từ Máy lọc nước Pentair-Galaxy đã cung cấp cho mẹ bầu nhiều thông tin hữu ích, giúp quá trình mang thai của mẹ luôn hạnh phúc, tròn đầy.


Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon