tre-so-sinh-bi-ho

[Bí quyết] Gỡ rối cho bố mẹ khi trẻ sơ sinh bị ho

Ho là một phản xạ có lợi của cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hoặc tống xuất chất gây kích ứng, vật lạ hay chất nhầy trong đường hô hấp ra khỏi cơ thể. Khi trẻ sơ sinh bị các bệnh liên quan tới đường hô hấp, ho sẽ giúp đường hô hấp thông thoáng, tống xuất đờm, dịch mũi họng… ra ngoài. Vậy liệu trẻ sơ sinh bị ho có những nguy hiểm gì? Bố mẹ cần lưu ý gì và chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho như thế nào? Cùng Máy lọc nước Pentair-Galaxy tìm hiểu nhé!

1. Ho ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Ho khan và ho có đờm là hai kiểu ho điển hình ở trẻ sơ sinh.

Ho khan thường xảy ra khi trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản, bị cảm lạnh do thời tiết hoặc bị dị ứng dưới sự thay đổi của nhiệt độ về chiều tối. Đôi khi còn kèm theo triệu chứng thở khò khè.

Ho có đờm là biểu hiện của trẻ khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm thường sẽ có màu trắng hoặc xanh.

2. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho?

tre-so-sinh-bi-ho-1

Thứ nhất là ho do virus. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị ho và nhiễm trùng đường hô hấp. Với các triệu chứng như cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi và ho.

Thứ hai là ho do nhiễm khuẩn. Khi bị cảm lạnh, cảm cúm hay ho gà đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng. Trong đó, cảm lạnh có xu hướng chỉ gây ho nhẹ đến trung bình, còn cảm cúm đôi khi ho nặng và ho khan.

Thứ ba là viêm phế quản do nhiễm virus. Triệu chứng của bệnh ban đầu là cảm lạnh, sau đó là các triệu chứng thở khò khè, ho và sốt. Trẻ sơ sinh có dấu hiệu bú kém lờ đờ hoặc buồn ngủ.

Thứ tư là trẻ bị dị ứng. Dị ứng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho dai dẳng, ngứa họng, đau họng, thậm chí là chảy nước nước mắt, nước mũi hoặc sốt phát ban.

Thứ năm là ho do hít phải dị vật nhỏ làm tắc nghẽn đường hô hấp; ho khi tiếp xúc với các chất kích thích khác như khói thuốc lá, khói lò sưởi…

3. Một số tiếng ho thường gặp ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh ho thở khò khè

Trẻ sơ sinh khi mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, nhiễm trùng, trào ngược dạ dày thực quản, hay khi bị ho, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường sẽ gây tình trạng thở khò khè. Khi trẻ có dấu hiệu này bố mẹ nên quan tâm đến tiền sử trong gia đình về các vấn đề như: kiểu thở khò khè, cơn ho, tình trạng ho cũng như các bệnh lý liên quan đến hô hấp khác.

  • Trẻ sơ sinh bị ho khan

Ho khan thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thông thường hoặc khi bị bệnh ho gà, hen suyễn. Khi trẻ ho khan, mẹ có thể cho trẻ bú một ít sữa nhằm làm dịu cơn ho. Ngoài ra, vào ban đêm các cơn ho khan có thể thường xuyên và nhiều hơn.

  • Trẻ sơ sinh bị ho ông ổng

Tiếng ho này có âm thanh giống như tiếng hải cẩu kêu hay tiếng chó sủa. Thường do trẻ sơ sinh bị viêm thanh khí phế quản. Ban ngày trẻ ít ho nhưng về đêm lại ho nhiều kèm theo tiếng thở rít khi hít vào.

4. Vậy bố mẹ cần chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị ho như thế nào?

tre-so-sinh-bi-ho-2

Nếu trẻ bị sơ sinh bị ho thường, bố mẹ đừng quá lo lắng. Bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách: giữ ấm, tránh gió, cho trẻ ngủ đủ giấc…

Bên cạnh đó, nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Sữa mẹ sẽ giúp làm tan đờm, giảm cơn ho kéo dài. Nên chia nhỏ lượng sữa mỗi lần cho bé bú.

Bố mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Vì cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh nên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Sử dụng các bài thuốc dân gian từ lá diếp cá, húng chanh, lá hẹ… cũng giúp trẻ giảm cơn ho. Nếu bé không đỡ, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để theo dõi và điều trị kịp thời.

5. Một số việc mà bố mẹ cần làm để ngăn ngừa ho ở trẻ sơ sinh

5.1 Đối với trẻ sơ sinh (dưới 3 tuổi), bố mẹ nên cho bé:

  • Kiểm tra sức khỏe tăng trưởng & phát triển về thể chất – tâm thần – vận động: 3 tháng 1 lần
  • Xét nghiệm nhóm máu & công thức máu: 1 năm 1 lần
  • Tiêm vắc xin Cúm: 1 năm 1 lần

5.2 Đối với trẻ từ 3 tuổi – 12 tuổi, bố mẹ nên cho bé:

  • Kiểm tra sức khỏe tăng trưởng & phát triển về thể chất – tâm thần – vận động: 3-6 tháng 1 lần
  • Xét nghiệm nhóm máu & công thức máu: 1 năm 1 lần
  • Tiêm vắc xin Cúm: 1 năm 1 lần
  • Khám mắt & tật khúc xạ chuyên sâu: 1 năm 1 lần

Vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa được phát triển một cách toàn diện, nên rất dễ bị ho. Khi trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên áp dụng các phương pháp mà Máy lọc nước Pentair-Galaxy đã nêu trên đây. Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc nhằm tránh các tác dụng phụ và tác hại ngoài ý muốn. Nếu nghiêm trọng, hãy đưa bé đến trung tâm y tế để theo dõi và điều trị.


Gọi ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon