Nước cất có uống được không – Đâu là những sự thật về nước cất mà bạn chưa từng biết?
29/04/2022Nước cất là nước gì? Quá trình chưng cất như thế nào? Nước cất có uống được không? Muốn biết được câu trả lời chính xác, đừng vội thoát bài viết này. Ở đây Máy lọc nước GWS Pentair sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
1. Nước cất là gì?
Để trả lời cho câu hỏi được quan tâm nhất: “Nước cất có uống được không?”, đầu tiên, ta cần tìm hiểu nước cất là gì.
Nước cất là nước gì? Có uống được không?
Nước cất, hay còn được biết đến là nước tinh khiết, là loại nước không chứa bất kỳ tạp chất hữu cơ hay vô cơ, và không có mặt bất kỳ hợp chất hóa học hay vi khuẩn nào.
Do đó, nước cất thường được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đòi hỏi nguồn nước sạch như y tế, phòng thí nghiệm, trung tâm bảo trì ô tô, bể cá thủy sinh, và nhiều ứng dụng khác.
Nước cất được tạo ra nhờ quá trình chưng cất nước. Đây là quá trình đun sôi nước và nước sạch sẽ được ngưng tụ vào một chỗ chứa mới. Qua việc chưng cất này sẽ loại bỏ được tạp chất, khoáng chất cùng các loại nước khác, từ đó thu được nước tinh khiết.
2. Quy trình sản xuất nước cất
Chúng ta cũng cần quan tâm tới việc nước cất được sản xuất như thế nào trước khi đưa ra lựa chọn có hay không cho vấn đề “Nước cất có uống được không?”
Trong quy mô phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu chỉ cần chưng cất nước bằng máy và đựng trong bình thủy tinh.
Đối với quy mô công nghiệp, quá trình sản xuất nước cất được thực hiện thông qua hệ thống máy móc hiện đại. Các thiết bị chủ yếu được chế tạo từ chất liệu inox chất lượng cao. Sau khi sản xuất, nước cất được đóng gói ngay vào chai vô trùng để ngăn chặn sự xâm nhập của tạp chất.
Trong quy trình sản xuất công nghiệp, nước nguồn ban đầu sẽ được đưa vào buồng xử lý RO để loại bỏ tạp chất ban đầu. Nước sau cùng có thể được sử dụng trực tiếp để uống mà không cần đun sôi. Sau đó, nước đã được lọc sẽ đi qua máy chưng cất để tạo ra nước tinh khiết. Quy trình này có thể được thực hiện một, hai hoặc ba lần để đạt được nước cất với độ tinh khiết khác nhau.
Các chai đựng đã được tiệt trùng bằng tia UV và bề mặt của chúng được làm sạch bằng khí ozon.
Sau quá trình làm sạch, các chai được bảo quản trong môi trường không có vi khuẩn để chờ quá trình đóng gói nước. Nước sau khi chưng cất sẽ được đưa vào các chai trực tiếp và được đóng kín để đảm bảo độ tinh khiết mà không bị ảnh hưởng.
Vì thế, để hiểu rõ vấn đề “Nước cất có uống được không?”, ta hãy cùng chuyển sang các phần tiếp theo.
3. Nước cất có uống được không?
Nước tinh khiết, nước khoáng, nước uống đun sôi, nước đóng chai,… đều là những loại nước có thể sử dụng để uống. Vậy nước cất có uống được không?
Nước cất là nước đã trải qua quá trình xử lý, loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn, không có vi sinh vật và hoàn toàn vô trùng, do đó, hoàn toàn an toàn để sử dụng làm nước uống. Nhiều người tin rằng nước cất không chứa tạp chất, điều này làm cho nó trở nên rất an toàn khi sử dụng và có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người khỏi các căn bệnh.
Trả lời cho câu hỏi “Nước cất có uống được không?”, thì ta có thể khẳng định là có. Nhưng nước cất không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe. Nhất là trong quá trình chưng cất đã làm bay hơi các chất độc hại và các hợp chất có lợi khác.
Nếu chỉ sử dụng nước cất là nguồn nước uống chính, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Nước cất loại bỏ hoàn toàn các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như Canxi, Magie, Kali, Natri,… Vì vậy, việc sử dụng nước cất làm nguồn nước uống hàng ngày không được khuyến khích, có thể dẫn đến thiếu hụt khoáng chất và sự suy kiệt cơ thể. Theo nghiên cứu của WHO đã chứng minh: Nếu cơ thể thiếu khoáng chất sẽ dễ mắc các bệnh như loãng xương, ung thư,… Và khi thiếu hụt khoáng chất không thể bù đắp bằng chế độ ăn uống được.
Hơn nữa, hương vị của nước cất cũng không thơm ngon. Ngoài ra, các phân tử nước cất có thể làm cho quá trình hấp thụ của cơ thể trở nên khó khăn hơn do chúng trải qua sự thay đổi và phình to, dẫn đến tình trạng mất nước nặng nề. Đây cũng là nhân tố quan trọng mà bạn cần quan tâm trước khi quyết định xem nước cất có uống được không.
4. Tác dụng của việc uống nước cất
Để quyết định xem “Nước cất có uống được không?”, bạn cần cân nhắc lợi ích và tác hại của nước cất.
4.1. Ưu điểm của việc uống nước cất
Ta đã có câu trả lời xem nước cất có uống được không ở phần trên, vậy uống nước cất đem lại những lợi ích gì? Dưới đây là những ưu điểm khi uống nước cất:
Uống nước cất có lợi ích gì?
4.1.1. Giúp ngăn ngừa các bệnh do nước gây ra
Nước bị ô nhiễm hoặc không sạch khi tiếp xúc với cơ thể con người có thể dẫn đến việc mang theo vi sinh vật và ký sinh trùng. Chúng có khả năng phát triển và bắt đầu chu kỳ sống của chúng trong cơ thể, gây nguy cơ bệnh tật.
Vì lẽ đó, đảm bảo rằng nguồn nước nhập vào cơ thể là an toàn và sạch sẽ là quan trọng, và sử dụng nước cất có thể được coi là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn từ việc xâm nhập vào cơ thể.
Uống nước cất cũng là cách giúp bạn tránh được các bệnh do nước gây ra. Việc chưng cất giúp loại bỏ được mầm bệnh vì các vi khuẩn gây bệnh không thể tồn tại trong quá trình chưng cất.
4.1.2. Chất gây ô nhiễm được loại bỏ
Nhiều người tự tin khẳng định có cho câu hỏi nước cất có uống được không, vì nó không chứa các chất ô nhiễm. Florua thường được sử dụng để xử lý nước máy và cũng được thêm vào như một thành phần của nước bể bơi. Ở nhiều thành phố, kỹ thuật này thường được áp dụng để làm sạch nước trước khi phân phối đến các hộ gia đình.
Do đó, nếu uống nước máy có thể gây hại đến cơ thể. Còn trong nước cất thì thường không chứa các kim loại nặng, hóa chất, chất gây ô nhiễm phóng xạ, thuốc trừ sâu.
4.1.3. Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh do nước không sạch gây ra
Tình trạng dị tật ở trẻ em như khuyết tật chân tay, hở hàm ếch có thể xuất phát từ việc nước bị nhiễm nitrat. Còn nếu nước bị nhiễm Bari, điều này có thể góp phần vào các vấn đề về tim mạch và tăng huyết áp.
Nếu bạn cảm thấy không an tâm với chất lượng nước hiện tại dùng để uống, sự lựa chọn sử dụng nước cất là một giải pháp hợp lý, vì nước cất không mang lại rủi ro về sức khỏe.
4.2. Nhược điểm của việc uống nước cất
Ngoài những ưu điểm mà nước cất đem lại khi uống thì khi cân nhắc xem nước cất có uống được không, cần tìm hiểu một số nhược điểm của nước cất, cụ thể:
Nhược điểm khi uống nước cất
4.2.1. Nước cất có ít hương vị
Do trong nước cất không có các hóa chất nên hầu như nó không có mùi vị. Còn các loại nước thông thường có khoáng chất của nước nên giữ được mùi vị tươi mát của nước.
4.2.2. Nước cất làm giảm khoáng chất của cơ thể
Để đảm bảo sức khỏe, cơ thể chúng ta cần giữ lại các khoáng chất tự nhiên. Uống nước cất không cung cấp đầy đủ các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Điều này là do nước cất không chứa bất kỳ khoáng chất hoặc dưỡng chất nào, góp phần làm giảm lượng khoáng chất trong cơ thể.
5. Ứng dụng của nước cất
Ngoài vấn đề “Nước cất có uống được không?”, nước cất còn có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày:
Ứng dụng cuả nước cất
5.1. Lĩnh vực y tế
Nước cất thường được áp dụng trong lĩnh vực y tế để đảm bảo vệ sinh và không có vi sinh vật. Điều này làm cho nước cất trở thành lựa chọn phổ biến trong các phòng khám và bệnh viện. Ví dụ, nước cất được sử dụng để thực hiện các công việc như vệ sinh dụng cụ y tế, cọ rửa, làm sạch vết thương, súc miệng và điều trị tủy trong nha khoa.
Đặc biệt, nước cất cũng thường được sử dụng để pha chế các loại thuốc kháng sinh – loại thuốc rộng rãi được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Do nước cất không chứa tạp chất, điều này giúp duy trì nguyên vẹn các tính chất đặc biệt của thuốc và gia tăng thời gian sử dụng của thuốc.
Ngoài ra, nước cất còn được sử dụng trong các thiết bị y tế như thiết bị thở và máy áp lực dương liên tục để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Sự sạch sẽ của nước cất ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn và ngăn chặn sự tích tụ cặn khoáng trong máy.
5.2. Lĩnh vực thí nghiệm, nghiên cứu
Do nước cất không chứa bất kỳ tạp chất nào nên thường được sử dụng để làm dung môi cho các dung dịch nghiên cứu giúp cho các phản ứng hóa học được diễn ra chuẩn xác nhất.
Các dụng cụ thí nghiệm cần độ chính xác cao cũng cần sử dụng nước cất để làm sạch.
5.3. Lĩnh vực công nghiệp
Trong công nghiệp hóa chất, nước cất được dùng để pha loãng các loại hóa chất mà không làm biến đổi các tính chất đặc biệt của hóa chất.
Vì nước cất không có khoáng chất nên nó được sử dụng an toàn để làm mát cho các loại máy móc công nghiệp giúp ổn định hoạt động của máy móc, ví dụ như hệ thống làm mát ô tô.
Ngoài ra, nước cất còn rất thông dụng để châm sạch cho ắc quy xe máy, ôtô, chạy lò hơi,…
5.4. Lĩnh vực thẩm mỹ
Trong lĩnh vực thẩm mỹ, việc sử dụng nước cất để pha trộn các sản phẩm làm đẹp giúp giảm thiểu tạp chất, đặc biệt là vi khuẩn có thể nhiễm vào các sản phẩm làm đẹp, từ đó đảm bảo an toàn cho da của người sử dụng.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi “Nước cất có thể uống được không?” qua bài viết trên.
Trước khi quyết định sử dụng nước cất hàng ngày, quý vị cần xem xét kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro của việc này. Mặc dù nước cất có thể uống được, nhưng quan trọng là bạn phải bổ sung khoáng chất cần thiết từ thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.
Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy lựa chọn nước lọc.
Hiện nay, Máy lọc nước GWS Pentair là thương hiệu uy tín cung cấp các dòng máy lọc nước chất lượng và đạt chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế. Công ty TNHH thương mại Galaxy Water Solutions (GWS) là đơn vị có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực xử lý nước và được dẫn dắt bởi đội ngũ chuyên gia hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành.
GWS đã kết hợp với Pentair – Cơ quan nghiên cứu khoa học với hơn 150 năm lịch sử – từ đó nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm xử lý nước phù hợp với nguồn nước đầu vào tại Việt Nam.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hoặc muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Máy lọc nước GWS Pentair qua hotline 1800 9459 để được hỗ trợ nhanh nhất.