Tất tần tật về triệu chứng bệnh bạch hầu mà bạn cần biết
10/08/2021Nhắc đến bạch hầu thì chắc hẳn các bạn đều đã nghe ít nhất dù một lần. Tuy nhiên để biết rõ, biết đúng về bệnh thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh bạch hầu mà Máy lọc nước Pentair-Galaxy đã tìm hiểu và thống kê, các bạn hãy lưu ý nhé!
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu với tên khoa học là Diphtheria, đây là một căn bệnh truyền nhiễm nhóm B có nguồn gốc do vi khuẩn bạch hầu (tên gọi khoa học là Corynebacterium) gây ra.
Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính tạo ra giả mạc ở tuyến hạnh nhân mà được biết đến với cái tên phổ biến là viêm amidan, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện đầu tiên ở các vùng da, các màng niêm mạc như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Đặc biệt bệnh nhân nhiễm bệnh sẽ vừa nhiễm trùng, vừa nhiễm độc dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh có thể phát triển thành dịch đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chưa hình thành đầy đủ hệ miễn dịch với bạch cầu.
2. Những con đường lây lan của bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu lây lan bằng đường hô hấp, qua sự tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn mầm bệnh. Bên cạnh đó còn là sự tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết của người nhiễm bệnh.
Vì vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu bằng đường hô hấp qua việc người bệnh hắt hơi, ho… nên tốc độ lây lan trong môi trường rất nhanh và có thể có thể xâm nhập vào da gây nên bạch hầu da. Và sau khoảng 2 tuần nhiễm bệnh là đã có thể truyền bệnh cho người khác.
3. Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Triệu chứng bệnh bạch hầu tương đối phức tạp, xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-5 ngày. Xuất phát điểm ban đầu chỉ là các dấu hiệu bệnh phổ biến như ho, sốt, đau họng rất dễ làm bệnh nhân chủ quan. Lâu dần các triệu chứng sẽ chuyển biến nặng hơn. Chính vì vậy cha mẹ hay những ai mắc bệnh cần hết sức chú ý. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau.
3.1 Bạch hầu mũi trước
Bệnh nhân mắc bệnh sẽ sổ mũi, đôi khi là chảy máu mũi đi kèm với dịch mủ nhầy. Khi đến các cơ sở y tế thăm khám sẽ phát hiện màng trắng ở vách ngăn của mũi. Tuy nhiên bệnh này sẽ nhẹ vì vi khuẩn không thể xâm nhập vào máu.
3.2 Bệnh bạch hầu ở họng và bệnh amidan
Dấu hiệu của bệnh bạch hầu ở mức độ nhẹ nhất sẽ là mệt mỏi, đau họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày ủ bệnh sẽ hình thành các đám hoại tử tạo thành các lớp giả mạc bám chắc vào amidan hoặc nặng hơn sẽ bao kín toàn bộ vùng hầu họng. Nếu bệnh này không được phát hiện và thăm khám kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc toàn thân. Một số bệnh nhân sẽ có dấu hiệu phù nề phần xương dưới hàm, sưng phần hạch cổ khiến cho cổ bạnh to ra, không chỉ đau mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bệnh nhân. Khi bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ hôn mê sâu. Nếu không sớm được điều trị tích cực sẽ có nguy cơ tử vong cao trong khoảng 6-10 ngày.
3.3 Bạch hầu thanh quản
Đây là một căn bệnh nặng nhất và tiến triển nhanh nhất trong số còn lại. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ho, sốt, đau họng khi mắc bệnh. Khi thăm khám bác sĩ, bạn sẽ thấy các giả mạc ngay thanh quản hoặc từ vị trí hầu họng lan xuống. Nếu không sớm điều trị thì giả mạc có thể gây cản trở đường thở làm bệnh nhân suy hô hấp, nặng hơn là dẫn đến tử vong.
3.4 Bạch hầu tại các vị trí khác trên cơ thể
Tại các vị trí còn lại bệnh thường rất hiếm gặp và có gặp thì tình trạng bệnh cũng tương đối nhẹ. Vi khuẩn bạch hầu có thể gây loét da, niêm mạc như niêm mạc mắt, âm đạo hoặc vị trí ống tai.
4. Phương pháp điều trị
Bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên đã có thuốc đặc trị. Bệnh nhân trong quá trình điều trị không nên ngừng thuốc hay từ bỏ điều trị giữa chừng. Điều đó làm tăng cao nguy cơ tử vong. Đồng thời bệnh nhân xuất viện khi chưa điều trị triệt để sẽ trở thành nguồn lây bệnh cho cộng đồng.
5. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
Bạch hầu tuy đã có phương pháp đặc trị thế nhưng ông bà ta từng nói: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy để phòng tránh bạch hầu hiệu quả, người dân cần chú ý những điều sau đây.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho, hắt hơi, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi mắc bệnh.
- Đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ và được cung cấp đầy đủ ánh sáng.
- Những ai nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và cách ly kịp thời tránh lây lan cộng đồng.
Bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm nhưng cũng có thể dễ dàng phòng ngừa bằng cách tiêm chủng. Bạch hầu không có tính miễn dịch trọn đời nên một khi mắc bệnh sẽ rất dễ tái bệnh. Vậy nên bộ y tế khuyến cáo người dân nên tiêm phòng đầy đủ, không trì hoãn dù bất cứ lý do nào. Đặc biệt là đối tượng trẻ em với hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Vừa rồi bạn và Máy lọc nước Pentair-Galaxy đã cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về bệnh bạch hầu cũng như cách phòng tránh. Là một căn bệnh với nguy cơ tử vong cao khi mắc phải nên mỗi người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.